Wednesday, April 13, 2016

Hạt Đười Ươi Được Trồng Ở Đâu?

Hạt đười ươi được biết đến với tác dụng trị bệnh gai cột sống rất hữu hiệu. Loại thảo dược này có tên khoa học là Scaphium macropodum, thuộc chi Ươi, họ phụ Trôm của họ Cẩm Quỳ. Vậy hạt đười ươi được trồng ở đâu và nó còn có những công dụng khác là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Cây đười ươi to cao khoảng từ 20 – 25 cm hoặc hơn, cành có góc, lá tập trung ở đỉnh cành, hoa nhỏ, quả nang có vỏ mỏng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu lục, hạt to bằng ngón tay hình thuôn hay bầu dục, màu đỏ nhạt, đính ở gốc của quả. Đười ươi cho hoa từ tháng 1 đến tháng 3 và cho quả vào khoảng tháng 6,7.
Thành phần hoá học của hạt đười ươi bao gồm chất béo, tinh bột, sterculin, bassorin, chất nhầy và tanin. Phần đường trong hạt gồm chủ yếu là arabinose, galactose và pentose.


Hạt đười ươi có tác dụng chữa các bệnh nhiệt, nóng, ho khan, sốt âm, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, máu nóng mụn lở, đại tiện ra máu, lao thương thổ huyết và các bệnh về xương khớp…
Cách sử dụng hạt đười ươi phổ biến là ngâm 4-5 hạt đười ươi với 1 lít nước khoảng 1-2 tiếng cho hạt nở ra hết. Khi hạt ươi nở ta chờ quan sát sẽ thầy vỏ tróc ra và có một lớp như lưới màu nâu bao quanh hạt; nhặt hạt và vỏ bỏ ra ngoài ta sẽ có phần còn lại của quả ươi; lấy đó pha với đường cát trắng cho vừa miệng, nếu có thể ta mua ít hạt é ngâm vào dùng chung với hạt ươi thì sẽ rất ngon.
Hạt đười ươi hiện nay không có trồng mà mọc tự nhiên trên rừng. Cây đười ươi được phân bố khắp khu vực rừng nhiệt đới, cận nhiệu đới như Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam cây ươi phân bố nhiều ở khu vực rừng miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định quả ươi tại đây quả to, dài bầu dục màu ngà vàng khi già và rụng. Ngoài ra còn có khu vực miền Nam như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh. Tuy nhiên quả ươi khu vực này trái nhỏ hơn so vơi ươi khu vực miền Trung.


1 comments: